Diện mạo gây tranh cãi của Chùa Cầu Hội An sau 19 tháng trùng tu

Sau 19 tháng trùng tu, Chùa Cầu – Hội An (Quảng Nam) sẽ được khánh thành trong đầu tháng 8 tới đây.

Dự án tu bổ Chùa Cầu có kinh phí hơn 20 tỉ đồng, được thực hiện tu bổ vào tháng 12.2022. Hiện nay, Chùa Cầu ở Hội An đã được tháo bỏ phần mái tôn xung quanh công trình và đang được hoàn thiện các công đoạn cuối trước khi khánh thành sau thời gian 19 tháng tu bổ.
Dự án tu bổ Chùa Cầu ở Hội An có kinh phí hơn 20 tỉ đồng, được thực hiện tu bổ từ tháng 12.2022. Đến nay, Chùa Cầu đã được tháo bỏ phần mái tôn xung quanh công trình và đang được hoàn thiện các công đoạn cuối trước khi khánh thành sau thời gian 19 tháng tu bổ.
Chùa Cầu hiện đã hoàn thành toàn bộ hạng mục trùng tu gồm hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình...
Chùa Cầu hiện đã hoàn thành toàn bộ hạng mục trùng tu gồm hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình…
Điểm đáng chú ý, sau khi tu bổ, Chùa Cầu khoác lên mình màu sơn đỏ.
Điểm đáng chú ý, sau khi tu bổ, Chùa Cầu khoác lên mình màu sơn đậm màu hơn công trình cũ.
Theo UBND TP Hội An, gần 30% viên ngói, 80% đĩa cổ được giữ lại sau khi trùng tu.
Theo UBND TP Hội An, gần 30% viên ngói, 80% đĩa cổ được giữ lại sau khi trùng tu.
Hệ thống trần, cấu kiện gỗ cũ và mới được bố trí đan xen. Gần 60% khối lượng gỗ được gìn giữ, tái định vị tại di tích sau khi tu bổ.
Hệ thống trần, cấu kiện gỗ cũ và mới được bố trí đan xen. Gần 60% khối lượng gỗ được gìn giữ, tái định vị tại di tích sau khi tu bổ.
Phần hàng rào bằng các thanh gỗ cũ của Chùa cũng được giữ nguyên, nhuốm màu thời gian.
Phần hàng rào bằng các thanh gỗ cũ của di tích cũng được giữ nguyên, nhuốm màu thời gian.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hội An - ông Nguyễn Văn Sơn, việc trùng tu Chùa Cầu được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi các chuyên gia văn hóa. Trùng tu Chùa Cầu được thực hiện với tiêu chí giữ nguyên các yếu tố gốc, cố gắng giữ lại từ những viên ngói, thanh gỗ còn dùng được.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hội An – ông Nguyễn Văn Sơn, việc trùng tu Chùa Cầu được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các chuyên gia văn hóa. Trùng tu Chùa Cầu được thực hiện với tiêu chí giữ nguyên các yếu tố gốc, cố gắng giữ lại từ những viên ngói, thanh gỗ còn dùng được.
Theo ông Sơn, màu sơn của Chùa Cầu được nghiên cứu, sử dụng đúng với màu truyền thống trước đó. “Qua thời gian, màu sơn sẽ phai nhạt đi, nhuốm màu thời gian như lúc trước”, Chủ tịch UBND TP Hội An nói.
Theo ông Sơn, màu sơn mới của Chùa Cầu được nghiên cứu, sử dụng đúng với màu truyền thống trước đó. “Qua thời gian, màu sơn sẽ phai nhạt đi, nhuốm màu thời gian như lúc trước.”, Chủ tịch UBND TP Hội An nói.
Sàn Chùa Cầu sau tu bổ vẫn giữ nguyên mặt sàn cong.
Ông Sơn cũng cho biết trước ý kiến về màu sơn đậm, sáng hơn trước đây, gây phản cảm nên sẽ cho sơn lại màu công trình phù hợp hơn, sát với màu cũ của công trình.
Hình ảnh Chùa Cầu xuất hiện trong tờ tiền mệnh giá 20 nghìn Việt Nam Đồng.
Hình ảnh Chùa Cầu xuất hiện trong tờ tiền mệnh giá 20 nghìn Việt Nam Đồng.
Dự kiến, Chùa Cầu sẽ được khánh thành vào ngày 3.8, nhân sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản” lần thứ 20.
Dự kiến, Chùa Cầu sẽ được khánh thành vào ngày 3.8, nhân sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” lần thứ 20.

Từ khi được xây dựng đến cuối thế kỷ 20, Chùa Cầu đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986, 1996.

Theo Chủ tịch UBND TP Hội An, việc nảy sinh tranh cãi, mặt sàn Chùa Cầu cong hay thẳng xuất phát từ trong quá trình nghiên cứu để trùng tu, xuất hiện các hình ảnh Chùa Cầu lúc cong, lúc thẳng theo từng giai đoạn.

Nguồn: Laodong.vn