Cận cảnh di tích Trường dạy làm báo trước ngày khánh thành

Thái Nguyên – Di tích lịch sử cấp Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sau 7 tháng được tôn tạo, xây dựng hiện đã hoàn thành.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được trùng tu, xây dựng tại xóm Gốc Mít xã Tân Thái (Đại Từ, Thái Nguyên) với 3 đơn nguyên chính, mô phỏng, phục dựng các hạng mục của di tích lịch sử. Ảnh: Lam Thanh
Di tích lịch sử cấp Quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xóm Gốc Mít xã Tân Thái (Đại Từ, Thái Nguyên) được trùng tu, xây dựng với 3 đơn nguyên chính, mô phỏng, phục dựng các hạng mục của di tích. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Sau hơn 7 tháng thi công, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành. Ngôi trường được xây dựng trên diện tích 859m2. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Nhà trưng bày – Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng dưới hình thức căn nhà cấp 4 xây trên đồi cao, phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu. Ngày xưa là nhà tre nứa, nay là nhà khung gỗ, mái lá nhân tạo chống cháy. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Nhà sàn – Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946-1954, rộng 80m2, phỏng dựng từ ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, nơi chỉ đạo trực tiếp các hoạt động báo chí kháng chiến và cũng là nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Phóng viên Quang Huy (Báo Công Lý) cho biết: “Di tích lịch sử cấp Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người làm báo. Nơi đây sẽ lưu giữ những hiện vật quý giá, là nơi sinh hoạt của những người làm báo, phục vụ nhu cầu tham quan của nhân dân và du khách. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Cũng theo phóng viên Quang Huy, là thế hệ trẻ thường trú tại mảnh đất Thái Nguyên – nơi đặt địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng nên cảm thấy vô cùng tự hào. Đây sẽ là động lực để bản thân cố gắng, cống hiến nhiều hơn cho nghề. Ảnh: Lam Thanh
Xxx
Các hiện vật được trưng bày tại Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Bức phù điêu chân dung ban giám hiệu, giảng viên, học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Măng sét tập hợp các tờ báo hoạt động thời kỳ kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1946 – 1954) tại thủ đô kháng chiến. Ảnh: Lam Thanh
Xx
Ngày 7.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, nhà báo Trần Thị Kim Hoa – Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam (đơn vị chủ đầu tư) cho biết, thời điểm khánh thành, bàn giao công trình Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã đến gần. Hiện các công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành. Ảnh: Lam Thanh
“Đây là một ngôi trường vô cùng đặc biệt, ra đời từ khói lửa chiến tranh. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ giúp công chúng, đặc biệt là các nhà báo ngày nay hiểu hơn về lịch sử, cũng như hoạt động đào tạo báo chí, nhà báo trong cách mạng“, bà Hoa thông tin thêm.
“Đây là một ngôi trường vô cùng đặc biệt, ra đời từ khói lửa chiến tranh. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ giúp công chúng, đặc biệt là các nhà báo ngày nay hiểu hơn về lịch sử, cũng như hoạt động đào tạo báo chí, nhà báo trong cách mạng“, bà Hoa thông tin thêm. Ảnh: Lam Thanh

Di tích lịch sử cấp Quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ khánh thành và bàn giao vào ngày 9.8.

Lần về quá khứ, tháng 4.1949 lễ khai giảng đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức tại xóm Bờ Rạ (nay thuộc xóm Gốc Mít, xã Tân Thái, Huyện Đại Từ).

Thời điểm thành lập Ban Giám đốc Trường được chỉ định thành lập gồm 5 người. Đồng chí Đỗ Đức Dục – Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc, đồng chí Xuân Thủy làm Phó Giám đốc.

Học viên gồm 42 cán bộ từ cả nước gửi về, 29 giảng viên tham gia giảng dạy đều là những lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Lớp học vinh dự nhận được sự quan tâm đặc biệt khi Bác Hồ đã 2 lần gửi thư động viên.

Nguồn: Laodong.vn