Ngắm ngôi đền cổ ở Nam Định gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc

Nam Định – Đền An Trạch ở làng An Trạch (xã Hải An, huyện Hải Hậu) được xây dựng vào thế kỷ XIX. Không chỉ là ngôi đền nổi tiếng ở huyện Hải Hậu, đền An Trạch còn là địa danh gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.

Đền An Trạch nằm trên địa bàn làng An Trạch, xã Hải An, huyện Hải Hậu được xây dựng vào thế kỷ XIX, đây là công trình kiến trúc gỗ truyền thống có quy mô khá lớn, một số cấu kiện chính đều có họa tiết phong phú, thể hiện giá trị nghệ thuật cao.
Đền được tổng trùng tu lớn vào năm 1921 đời Vua Khải Định, là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, đồng thời cũng là nơi các vị tổ lập nên làng An Trạch.
Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, ngôi đền vẫn giữ được kiến trúc nguyên mẫu và nhiều di vật, cổ vật có giá trị.
Ngôi đền hiện còn lưu giữ 3 đạo sắc phong đều của triều Nguyễn gồm đạo sắc phong ngày 8-6 niên hiệu Duy Tân thứ 5 (1911) và 2 đạo sắc phong ngày 15-7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) phong cho Đương cảnh Thành hoàng Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ; tấm bia đá chạm 2 mặt, cao 110cm, rộng 60cm, dày 19cm…
Bộ cánh cửa gỗ cổ vẫn được
Năm 2014, đền An Trạch đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
Tương truyền rằng, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ đền An Trạch là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, góp phần vào thành tích chung của quê hương Hải An.
Ông Trần Ngọc Uynh - Phó Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết, ngày nay, đền An Trạch được người dân trong làng, xã cùng chung tay giữ gìn và trở thành nơi thu hút đông đảo nhân dân, phật tử về chiêm bái

Nguồn: Laodong.vn