“‘Hàn gắn vết thương, tái sinh những vụn vỡ” bằng vàng

TPHCM – Những đường vá bằng vàng – thứ kim loại quý khiến vật phẩm tưởng chừng phải bỏ đi nay lại được tái sinh một cách sống động và đẹp mắt.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
0:00

Progress: 0%

Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
  • 2x
  • 1.5x
  • 1x, selected
1x
  • Chapters
  • descriptions off, selected
  • subtitles settings, opens subtitles settings dialog
  • subtitles off, selected

This is a modal window.

The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.

Beginning of dialog window. Escape will cancel and close the window.

End of dialog window.

Nổi tiếng là người yêu trà, thích sưu tầm những sản phẩm gốm sứ cổ, quý hiếm, tuy nhiên, trong quá trình sưu tầm, một số chiếc ấm quý của anh Nguyễn Lê Uyên Viễn (sinh năm 1975, ngụ Bình Thạnh) chẳng may bị sứt mẻ, nứt vỡ. Không đành lòng vứt bỏ, anh Viễn tìm đến các tiệm bán đồ cổ nhờ vá lại, thế nhưng khi nhận về, các vết nứt vỡ lại bị bung keo, rò nước. Một số thợ còn sử dụng keo chứa hóa chất độc hại, nên sau khi được vá, sản phẩm gần như không thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Một thời gian sau, anh có dịp tiếp cận với gốm sứ Nhật Bản. Từ đây, anh Viễn bắt đầu sưu tầm những vật dụng bằng gốm sứ bị nứt vỡ và được vá bằng kỹ thuật Kintsugi (dùng vàng để sửa chữa đồ vật). Đây là nghề thủ công có từ thế kỷ thứ 15, chuyên phục hồi đồ gốm bị hư hại.

Những đường vá bằng thứ kim loại quý khiến vật phẩm tưởng chừng phải bỏ đi thì nay lại được tái sinh trở lại, sống động và đẹp mắt.

Anh Viễn cho biết, người ta thường nói về nghệ thuật này bằng câu “hàn gắn vết thương, tái sinh những vụn vỡ”. Bên cạnh đó, Kintsugi cũng mang một ý nghĩa triết học sâu sắc về việc tập trung vào vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn trong cuộc sống.

Gắn bó với công việc này đến nay đã được 3 năm, theo anh Viễn, đồ gốm, sứ hư hỏng, nếu muốn tiếp tục sử dụng trong cuộc sống thường ngày như thưởng trà, đựng đồ ăn, cần sử dụng keo nha khoa, bột vàng 24K… để hàn gắn lại, bởi đây là những vật liệu hàn gắn không gây độc hại và an toàn khi sử dụng.

Một số hình ảnh về sản phẩm được anh Viễn thực hiện kỹ nghệ “vá vàng”:

Để vá vàng một món đồ gốm, anh Viễn phải thực hiện nhiều công đoạn, từ đánh giá mức độ hư hỏng, thống nhất chi phí với khách hàng rồi đến quy trình chính.
Để vá vàng một món đồ gốm, anh Viễn phải thực hiện nhiều công đoạn, từ đánh giá mức độ hư hỏng, thống nhất chi phí với khách hàng rồi đến quy trình chính.
Quy trình chính sẽ gồm, lau sạch bụi bẩn, chà nhám để làm phẳng bề mặt quanh lỗ thủng, vết nứt. Sau đó người thợ sẽ đi một đường keo có phủ bột vàng để tạo thành lớp kết nối với những phần bị vỡ, nứt. Mỗi đường keo phải đi liền mạch không đứt quãng nhằm giữ tính thẩm mỹ cho đường vá.
Quy trình chính sẽ gồm, lau sạch bụi bẩn, chà nhám để làm phẳng bề mặt quanh lỗ thủng, vết nứt. Sau đó người thợ sẽ đi một đường keo có phủ bột vàng để tạo thành lớp kết nối với những phần bị vỡ, nứt.
Mỗi đường keo phải đi liền mạch không đứt quãng nhằm giữ tính thẩm mỹ cho đường vá.
Mỗi đường keo phải đi liền mạch không đứt quãng nhằm giữ tính thẩm mỹ cho đường vá.
Tiếp tục dán băng keo định hình lại và chờ cho lớp keo khô lại.
Dán băng keo định hình lại và chờ cho lớp keo khô lại.
Lớp keo ban đầu khô, anh tiếp tục đi thêm một đường keo trộn bột vàng thứ hai trước khi phủ bồi thêm những miếng vàng.
Lớp keo ban đầu khô, anh tiếp tục đi thêm một đường keo trộn bột vàng thứ hai trước khi phủ bồi thêm những miếng vàng.
Sau khi bồi, người thợ sẽ đánh bóng sao cho bề mặt miếng vá mịn khớp như hiện trạng ban đầu. Mỗi công đoạn tuỳ theo mức độ hư hỏng có thể mất vài giờ đến hàng tháng để thực hiện xong.
Sau khi bồi, người thợ sẽ đánh bóng sao cho bề mặt miếng vá mịn khớp như hiện trạng ban đầu. Mỗi công đoạn tuỳ theo mức độ hư hỏng có thể mất vài giờ đến hàng tháng để thực hiện xong.
Trong các công đoạn vá đồ gốm, khó nhất là khâu định hình các vết nứt, vỡ bởi nếu làm không khớp sẽ phải tháo ra thực hiện lại từ đầu, mất nhiều thời gian và giảm đi tính thẩm mĩ lận độ kết dính.
Trong các công đoạn vá đồ gốm, khó nhất là khâu định hình các vết nứt, vỡ, bởi nếu làm không khớp sẽ phải tháo ra thực hiện lại từ đầu, mất nhiều thời gian và giảm đi tính thẩm mĩ lận độ kết dính.
Ngoài ra với những vứt nứt lớn hoặc vỡ thành nhiều mảnh, sẽ khó hàn gắn và phải bồi thêm nhiều miếng vàng lá để khôi phục lại hình dáng ban đầu.
Ngoài ra, với những vứt nứt lớn hoặc vỡ thành nhiều mảnh, sẽ khó hàn gắn và phải bồi thêm nhiều miếng vàng lá để khôi phục lại hình dáng ban đầu.
Để tăng vẻ đẹp cho đồ vật khi vá bằng vàng, anh Viễn sẽ tạo hình những đường nứt vỡ thành những hình ảnh sinh động, đẹp mắt, đầy dụng ý nghệ thuật.
Để tăng vẻ đẹp cho đồ vật khi vá bằng vàng, anh Viễn sẽ tạo hình những đường nứt vỡ thành những hình ảnh sinh động, đẹp mắt, đầy dụng ý nghệ thuật.
Vết vá có thể được tạo thành hình cách điệu lá sen, bông hoa, rễ cây, tia sét… tuỳ vào sự sáng tạo người thợ hoặc theo yêu cầu của chủ nhân món đồ.
Vết vá có thể được tạo thành hình cách điệu lá sen, bông hoa, rễ cây, tia sét… tuỳ vào sự sáng tạo người thợ hoặc theo yêu cầu của chủ nhân món đồ.
Phí sữa chữa đồ gốm dao động từ từ 300.000 đồng đến hàng triệu đồng tuỳ theo mức độ hư hỏng hoặc loại vàng mà chủ nhân đồ vật yêu cầu. Mỗi ngày anh thường dành 5 – 7 tiếng để làm công việc này, một tháng hàn gắn hơn chục món đồ.
Phí sửa chữa đồ gốm dao động từ 300.000 đồng đến hàng triệu đồng, tuỳ theo mức độ hư hỏng hoặc loại vàng mà chủ nhân đồ vật yêu cầu. Mỗi ngày anh thường dành 5 – 7 tiếng để làm công việc này, một tháng hàn gắn hơn chục món đồ.

Nguồn: Laodong.vn